Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn
  • Bắc Kạn
    oC

Hội nghị triển khai công tác phòng chống thiên tai

08:57, 26/04/2023

Trong năm 2022, thiên tai tại Việt Nam diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước. Trong năm đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai với trên 1.000 đợt, trận thiên tai, trong đó có 9 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, hơn 250 trận dông lốc, mưa lớn, trên 300 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; hơn 280 trận động đất; 02  đợt rét đậm rét hại và 02 đợt nắng nóng, hạn hán. Thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng.

 

Mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, ban chỉ đạo các cấp, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 đã đạt được kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTT thời gian qua còn một số hạn chế như: Vẫn còn thiệt hại đáng tiếc về người trong thiên tai do chủ quan. Năng lực của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở ở một số địa phương còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu...

Tại tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2022, thiên tai làm 3 người chết, 7 người bị thương. Về tài sản, gây hư hại trên 870 nhà ở, 12 phòng học, trường học; trên 2.000ha cây trồng bị thiệt hại; 70 ao nuôi thủy sản bị vỡ; trên 1.600 con gia cầm bị chết; 54 công trình thủy lợi bị hư hỏng; Sạt lở đất đá hơn 437.000m3. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên 112 tỷ đồng.

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị,2023. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ ngành, địa phương cần triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để huy động nguồn lực xã hội trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Cần tiếp tục nâng cao năng lực chất lượng cảnh báo, dự báo; năng lực cứu hộ, cứu nạn, xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Hoàn thành xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai. Ưu tiên bố trí ngân sách để đầu tư nâng cấp hạ tầng phòng, chống thiên tai; nhất là hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở an toàn. Đồng thời, tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường.

Thu Nhuận

Thu Nhuận

Ý kiến bạn đọc