Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn
  • Bắc Kạn
    oC

Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV

09:36, 02/06/2022

Ngày 1/6 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc với nhiều nội dung về tình hình KTXH và ngân sách nhà nước.

 

 

Quốc hội dành thời gian làm việc cả ngày để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Những tháng đầu năm 2022, kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều khởi sắc, thể hiện rõ xu hướng phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, đồng thời dự báo những tháng còn lại của năm 2022 và những năm tiếp theo còn không ít những khó khăn, thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới.

Đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo để hoàn thành một cách nhanh nhất triển khai gói phục hồi phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội để tránh lỡ nhịp tăng trưởng phục hồi. Đại biểu cho rằng, việc giải ngân vốn đầu tư công đang là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế xã hội bên cạnh điểm nghẽn về cơ chế chính sách. Hiện nay nhu cầu vốn cho nền kinh tế khá lớn, nhu cầu phục hồi rất cấp bách, xong việc giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2022 còn rất thấp. Đây là vấn đề tồn tại bấy lâu nay mà cử tri và doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm. Tăng thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022 chỉ ở mức 5,4%. Điều đó cho thấy dù kinh tế đã có sự phục hồi, song còn nhiều khó khăn, nhất là các hoạt động kinh tế trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, việc làm cho người lao động và tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Do đó cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để thúc đẩy tăng thu bền vững. Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm, khẩn trương hơn nữa trong tiến hành 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội xem xét thông qua nhằm hỗ trợ không chỉ cho từng hộ gia đình mà còn giúp địa phương phát triển kinh tế xã hội đồng bộ. Một số ý kiến cũng chỉ ra những khó khăn nhất định như giá vật tư đầu vào phân bón tăng ở mức cao so với bình quân hằng năm do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, giá xăng dầu, chuỗi giá trị nông sản còn bị hạn chế, chưa thực sự bền vững, tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn…Do vậy, đề nghị Chính phủ cần có những chính sách can thiệp kịp thời để bình ổn giá cả vật tư đầu vào như giá phân bón, giá vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu…

Biên tập: Lê Minh


Ý kiến bạn đọc